BỆNH GAI CỘT SỐNG

BỆNH GAI CỘT SỐNG

  Bệnh gai cột sống là tình trạng các mỏm xương nhỏ, được gọi là gai xương mọc ra trên các đốt sống,bao gồm: đĩa đệm, đầu đốt sống, dây chằng hoặc các nguyên nhân khác. Gai xương thường mọc ở các vị trí như cột sống cổ, cột sống thắt lưng hoặc tứ chi vì chịu nhiều áp lực và cử động nhiều nhất trong cột sống.

Nguyên nhân của bệnh gai cột sống 

1. Thoái hóa cột sống tự nhiên 

  • Theo tuổi tác, các đĩa đệm giữa các đốt sống mất đi tính đàn hồi và thoái hóa, làm cho các đốt sống co sát vào nhau. Điều này kích thích quá trình tạo gai xươn. 

2. Canxi tích tụ lâu ngày

  • Quá trình thoái hóa cột sống khiến một phần xương khớp bị bào mòn, từ đó xảy ra hiện tượng tích tụ dư thừa canxi (calcipyrophosphat), làm cho gai xương phát triển. Nguyên nhân chủ yếu này thường gặp ở người lớn tuổi.

3. Chấn thương cột sống

  • Chấn thương từ tai nạn lao động, té ngã khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,... hoặc các hoạt động gây áp lực mạnh lên cột sống có thể làm hư hại xương và sụn, dẫn đến sự phát triển của gai xương. Nguyên nhân bị gai cột sống này có thể gặp ở mọi đối tượng mọi lứa tuổi. 

4. Viêm khớp và các bệnh lý khác 

  • Viêm khớp (đặc biệt là viêm xương khớp) có thể làm tổn thương sụn bao quanh khớp cột sống, từ đó kích thích cơ thể tạo thêm xương để tự bảo vệ và tạo nên gai xương.

5. Tư thế xấu và công việc nặng nhọc

  • Ngôi sai tư thế trong khoảng thời gian dài, đứng lâu hoặc làm công việc đòi hỏi cột sống vận động nhiều có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa và tạo ra gai. 

6. Thoái hóa cột sống.

  • Thoái hóa cột sống là nguyên nhân hàng đầu hình thành gai xương, làm cho sụn khớp dễ bị nứt vỡ ra. Cơ thể sẽ tự kích hoặc cơ chế tự chữa lành bồi đắp canxi vào những vết nứt vỡ, nhưng việc bồi đắp can xi tự chữa lành không đồng đều từ đó những chỗ dư thừa canxi lâu ngày sẽ dẫn đến gai xương cột sống 

7. Thừa cân béo phì.

  • Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng, dễ dẫn đến thoái hóa cột sống và hình thành gai xương.

Triệu chứng của bệnh gai cột sống 

  • Đau lưng hoặc đau cổ: Cơn đau thường âm ỉ và kéo dài, tăng khi vận động hoặc đứng và ngồi một tư thế quá lâu.
  • Cứng cột sống: Hạn chế sự sinh hoặc đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy, cúi xuống, xoay người hoặc sau khi ngồi quá lâu.
  • Tê bì hoặc yếu tay/chân: Khi gai xương chèn ép dây thần kinh, có thể gây tê, yếu, cứng các khớp, hoặc nóng rát và châm chích ở các chi.
  • Đau lan: Gai xương cột sống có thể đau lan xuống vai và cánh tay, nhức mỏi vai gáy bả vai, cảm giác căng cứng cổ khó vận động, khó khăn khi xoay đầu sang hai bên, có thể đau đầu và đỉnh đầu, hoa mắt chóng mặt. Gai xương cột sống thắt lưng có thể lan xuống chân và háng, khó hoặc mất đi khả năng kiểm soát đại tiểu tiện, thậm chí làm yếu cơ chân, teo cơ.
  • Cảm giác nhói và nóng rát: khi di chuyển hoặc cúi khom, cơn đau có thể trở nên sắc và dữ dội hợn.

​​​​​​​

Cách điều trị bệnh gai cột sống:

1. Nắn chỉnh chiropractic tập vật lý trị liệu tại phòng khám DR.LOAN CHIRO

  • Là phát đồ điều trị tận gốc bệnh lý, không xâm lấn, không sử dụng thuốc, không phẩu thuật, không tốn kém quá nhiều thời gian, hướng đến sự phục hồi tự nhiên của cơ thể giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây ra bệnh cột sống. 
  • Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người các chuyên gia, bác sĩ tại phòng khám DR.LOAN CHIRO sẽ có phát đồ điều trị cho từng bệnh nhân sau khi thăm khám trực tiếp trên bệnh nhân.
  • Các bài tập chuyên sâu do bác si vật lý trị liệu hướng dẫn giúp tăng cường cơ bắp, kéo giãn và cải thiện độ linh hoặc của cột sống.

2. Thay đổi lối sống 

  • Điều chỉnh tư thế: Đảm bảo giữ đúng thế khi ngồi, đứng và nằm để giảm áp lực lên cột sống.
  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, giảm cân giúp giảm áp lực lên cột sống và làm chậm qua trình lão hóa.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Yoga, đi bộ, bơi lội giúp duy trì sức khỏe cơ xương khớp, cải thiện tuần hoàn và giảm đau.

3. Dùng thuốc:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Thuốc như ibuprofen hoặc paracetamol có thể giúp giảm đau và viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Nếu cơ bị căng cứng thuốc giản cơ có thể giúp giảm triệu chứng
  • Tiêm corticosteroid: Khi cơn đau nặng và không giảm bằng thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào khu vực bị viêm để giảm đau nhanh chóng.

4. Phẩu thuật:

  • Nếu gai cột sống gây chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống nghiêm trọng, không đáp với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẩu thuật để loại bỏ gai xương hoặc làm giảm áp lực lên dây thần kinh.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

  • Mức độ nguy hiểm của bệnh gai cột sống phụ thuộc vào mức dộ chèn ép của gai xương và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Nếu không gây chèn ép dây thần kinh, bệnh có thể chỉ gây đau và khó chịu. Tuy nhiên, nếu gai xương chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
    • Yếu hoặc mất chức năng vận động: Khi các dây thần kinh bị chèn ép nặng, có thể dẫn đến yếu hoặc mất cảm giác ở tay chân, làm giảm khả năng di chuyển.
    • Đau mãn tính: Nếu không được điều trị,cơn đau có thể trở nên mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cột sống.
    • Mất kiểm soát tiểu tiện: Trong những trường hợp nặng, gai cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và ruột.

Phát đồ phương pháp trị tận gốc bệnh lý tại phòng khám DR.LOAN CHIRO.

  • Để chánh mất thời gian bệnh trở nặng, tốn kém nhiều chi phí, hãy đến ngay phòng khám cơ xương khớp DR.LOAN CHIROPRACTIC để được tư vấn và thăm khám đưa ra phát đồ điều trị độc quyền, điều trị bệnh hiệu quả nhất. Với đội ngủ y bác sĩ tận tâm và chuyên môn cao tự hào về kim chỉ nam ( Dù bạn đã điều trị nhiều nơi không hiệu quả thì đến với DR.LOAN CHIRO bạn sẽ khỏi bệnh)

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Hotline: 0774.666.628 - 0862.818.839
  • Địa chỉ phòng khám:
  • CN1: Số 94 Nguyễn Hữu Dật, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM.
  • CN2: Số 114 Đường số 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân,HCM
  • Giờ làm việc:
    • Từ thứ 2 - thứ 7 (8h00 - 20h00)
    • Chủ nhật (8h00 - 17h00)
0