CONG VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Bệnh cong vẹo cột sống là một tình trạng cột sống bị cong sang một bên theo hình chữ "S" hoặc "C" khi nhìn từ phía sau, thay vì thẳng đứng như bình thường. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất là ở cột sống ngực và thắt lưng.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY CONG VẸO CỘT SỐNG
1. Cong vẹo cột sống vô căn (không rõ nguyên nhân):
- Đây là loại cong vẹo cột sống phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng tưởng. Trong hầu hết các trường hợp,nguyên nhân chính xác của cong vẹo cột sống vẫn chưa rõ ràng.
2. Cong vẹo cột sống bẩm sinh:
- Trẻ sơ sinh có thể bị cong vẹo cột sống do bất thường trong sự phát triển của cột sống trong quá trình bào thai.
3. cong vẹo cột sống tự phát ở tuổi vị thành niên:
- 85% bệnh nhân có nguy cơ cong vẹo cột sống ở độ tuổi đến trường do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai trong thời gian dài.
4. Cong vẹo cột sống do bệnh lý thần kinh:
- Các bệnh như bại não, teo cơ tủy sống,loạn dưỡng cơ có thể ảnh hưởng đến sức mạnh và sự kiểm soát của cơ bắp, dẫn đến cột sống bị cong.
5. Chấn thương hoặc nhiễm trùng:
- Những tổn thương hoặc nhiểm trùng cột sống có thể làm hỏng cấu trúc cột sống, gây ra tình trạng vẹo cột sống.
6. Thoái hóa cột sống:
- Ở người cao tuổi, quá trình thoái hóa của đĩa đệm và đốt sống cũng có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, thường được gọi là: cong vẹo cột sống thoái hóa.
7. Yếu tố môi trường hoặc tư thế sai:
- Ngồi sai tư thế trong thời gian dài,mang vác nặng không đúng cách, hoặc thiếu vận động có thể góp phần làm xấu đi tình trạng cong vẹo.
II. TRIỆU CHỨNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CONG VẸO CỘT SỐNG
- Lưng hoặc vai không cân đôi: Một bên vai hoặc hông có thể cao hơn bên kia.
- Cột sống cong thấy rõ: Khi nhìn từ phía sau thấy cột sống không thẳng mà cong theo hình chữ "S" hoặc "C".
- Đau lưng: đặc biệt là ở lưng dưới, đau có thể xuất hiện khi bệnh tiến triển.
- Hạn chế vận động: Tình trạng vẹo có thể làm giảm khả năng linh hoặt của cột sống, gây khó khăn trong việc cúi, xoay người.
- Mất cân đối thân thể: Một bên cở thể có thể nổi rõ hơn bên kia (ví dụ: bả vai hoặc hông), dẫn đến sự mất cân bằng.
- Mệt mỏi nhanh chóng: Do cột sống không ở tư thế tự nhiên, cơ bắp có thể làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể thăng bằng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi.
III. PHÂN LOẠI CONG VẸO
1. Cong vẹo cột sống vô căn:
- Đây là tình trạng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ từ 10 tuổi trở lên, đặc biệt ở tuổi dậy thì.
2. Cong vẹo cột sống bẩm sinh:
- Bệnh này xuất hiện ngay từ khi sinh ra do dị tật ở cột sống trong quá trình phát triển của thai nhi.
3. Cong vẹo cột sống thoái hóa:
- Xuất hiện ở người lón tuổi do thoái hóa đĩa đệm và các khớp cột sống, gây mất cân đôi cấu trúc cột sống.
IV. CÁCH ĐIỀU TRỊ CONG VẸO
1. Vật lý trị liệu, nắn chỉnh chiropractic:
- Các bác sĩ Chiropractic sẽ dùng tay tác động trực tiếp lên cột sống đưa những đốt sống bị sai lệch về lại đúng vị trí, giả phóng chèn ép lên dây thần kinh và đĩa đệm giúp cho người bệnh giảm đau nhanh chóng đồng thời khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên.
- Kết hợp một số máy móc: Siêu âm, công nghệ điện xung, chiếu đèn,... giúp giảm sưng viêm, tái tạo cấu trúc mô tổn thương, giúp qua trình phục hồi nhanh hơn và hiệu quả gấp 2 lần.
- Tập các bài tập tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và duy trì sự linh hoạt của cột sống là phương pháp điều trị phổ biến cho cong vẹo cột sống.
- Phương pháp Schroth là một trương trình vật lý trị liệu chuyên biệt được thiết kế điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống thông qua các bài tập tư thế, thở và sự phối hợp cơ bắp.
2. Theo dõi đánh giá định kỳ:
- Ở giai đoạn đầu hoặc trường hợp nhẹ, bác sĩ thường chỉ định theo dõi sự tiến triển của bệnh bằng việc kiểm tra và chụp X-quang định kỳ.
3. Nẹp đốt sống:
- Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển, sử dụng nẹp cột sống giúp ngăn ngừa tình trạng cong vẹo xấu đi. Nẹp không thể chữa khỏi bệnh, nhưng giúp cột sống ở mức độ tương đối ổn định trong thời kỳ phát triển.
4. Phẩu thuật:
- Trong trường hợp nặng, khi cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến khả năng vận động,gây đau đớn,hoặc đe dọa chức năng của phổi và tim, bác sĩ có thể đề nghị phẩu thuật để chỉnh hình và cố định đốt sống. Phẫu thuật thường liên quan đến việc dùng thanh kim loại và ốc vít để giữ cột sống ở vị trí thẳng.
V. BỆNH CONG VẸO CỘT SỐNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?
- Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào mức độ cong vẹo và vị trí của đường cong trên cột sống. Trong những trường hợp nhẹ bệnh không gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể được quản lý bằng cách thay đổi lối sống và điều trị bảo tồn.
- Tuy nhiên nếu công vẹo cột sống tiếp tục phát triển không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Đau lưng mãn tính: Cong vẹo cột sống có thể gây đau lưng kéo dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
- Hạn chế chức năng hô hấp và tim mạch: Trong trường hợp nặng, đặc biệt là khi cột sống ngực bị ảnh hưởng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến dung tích phổi và chức năng tim.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý: Mất cân đối ngoại hình có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
VI. CÁCH ĐỀ PHÒNG BỆNH CONG VẸO CỘT SỐNG
- Duy trì tư thế đúng: Học và làm việc đúng tư thế khi ngồi, đứng và ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập giúp tăng cường cơ lưng và cải thiện sự linh hoạt của cột sống.
- Kiểm tra định ký: Đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên, nên kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ sự bất thường nào.
Bệnh cong vẹo cột sống không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng cần được theo dõi và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng về lâu dài.
Để tránh mất thời gian bệnh trở nặng, tốn kém nhiều chi phí, hãy đến ngay phòng khám cơ xương khớp DR.LOAN CHIROPRACTIC để được tư vấn và thăm khám đưa ra phát đồ điều trị độc quyền, điều trị bệnh hiệu quả nhất. Với đội ngủ y bác sĩ tận tâm và chuyên môn cao tự hào về kim chỉ nam ( Dù bạn đã điều trị nhiều nơi không hiệu quả thì đến với DR.LOAN CHIRO bạn sẽ khỏi bệnh)
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 0774.666.628 - 0862.818.839
Địa chỉ phòng khám:
CN1: Số 94 Nguyễn Hữu Dật, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM.
CN2: Số 114 Đường số 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân,HCM
Giờ làm việc:
Từ thứ 2 - thứ 7 (8h00 - 20h00)
Chủ nhật (8h00 - 17h00)